Diễn đàn Hóa học - Đại học Đồng Tháp
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Diễn đàn Hóa học - Đại học Đồng Tháp

Diễn đàn Hóa học - Đại học Đồng Tháp, nơi giao lưu, trao đổi kiến thức của các bạn sinh viên yêu Hóa.
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Most active topics
[Thảo luận] Bài tập Hóa phân tích định tính
[Thảo luận] Hóa phân tích định lượng
Một số bài báo về Vật liệu - Xúc tác
Tuyển tập ebooks Hóa Đại cương, Hóa lý - Hóa lý thuyết
Tuyển tập ebooks Khoa học Môi trường (KHMT) và Hóa Công nghệ - Môi trường (CNMT)
Tuyển tập truyện Nguyễn Nhật Ánh (Audio)
Tuyển tập Luận văn Hóa học Vô cơ
Tuyển tập ebooks Hóa Phân tích
Tuyển tập Luận văn Phương pháp dạy học Hóa học
Tuyển tập ebooks Hóa Hữu cơ
Latest topics
» [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyMon Sep 16, 2013 11:21 pm by shinichi

» Tuyển tập ebooks Hóa Phân tích
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyFri Aug 23, 2013 6:56 pm by Hồ Sỹ Phúc

» [Thảo luận] Hóa phân tích định lượng
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptySun Jun 09, 2013 11:48 pm by Hồ Sỹ Phúc

» [Thảo luận] Bài tập Hóa phân tích định tính
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptySun Dec 23, 2012 11:09 pm by shinichi

» Thảo luận hóa vô cơ
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyMon Dec 03, 2012 8:45 pm by baby_bebi29

» Hướng dẫn post bài
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyWed Sep 12, 2012 10:53 am by Hồ Sỹ Phúc

» Mừng sinh nhật Diễn đàn Hóa học - Đại học Đồng Tháp
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyFri Sep 07, 2012 2:50 pm by Admin

» Tai sao Pb duoc dung lam dien cuc trong binh acquy mac du PB rat doc?
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyWed May 23, 2012 10:48 pm by Hồ Sỹ Phúc

» Giáo trình hóa phân tích - Dành cho ngành Môi trường
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyWed May 23, 2012 10:33 pm by Hồ Sỹ Phúc

Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search

 

 [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ

Go down 
5 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 11
Join date : 07/09/2011
Age : 45
Đến từ : Khoa Hóa học - ĐH Đồng Tháp

[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptySat Sep 15, 2012 4:01 am

Các bạn sinh viên năm 4 thân mến!
Đây là TOPIC dành cho các bạn trao đổi tài liệu cũng như học tập về Hóa phân tích công cụ nhé!
Hi vọng chúng ta cùng nhau học tập, để có kết quả tốt hơn!
Welcome!


Bài tập HPT Công cụ (Chương 1) - Có đáp số Smile
Link download: [You must be registered and logged in to see this link.]

Chúc các bạn học tốt môn này!
Về Đầu Trang Go down
https://hoahocdongthap.forum-viet.com
Hồ Sỹ Phúc
Admin
Hồ Sỹ Phúc


Tổng số bài gửi : 250
Join date : 07/09/2011
Age : 45

[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptySun Sep 08, 2013 2:13 am


Bài tập luyện tập môn Phân tích công cụ (Phân tích Hoá lý)

Câu 1: Tính chiều dày của lớp dung dịch để giảm cường độ dòng sáng xuống 10 lần, biết rằng hệ số tỉ lệ trong định luật Bughe - Lambe là K = 0,0475.
Câu 2: Độ truyền quang của mẫu X chứa trong cuvet có chiều dày L = 5,00 cm bằng 24,7%. Tính độ truyền quang của mẫu X trên, nếu sử dụng cuvet có bế dày 1,00 cm; 10,00 cm; 1,00nm
Câu 3: Cường độ của dòng sáng sau khi đi qua dung dịch Y có bề dày 1,00 cm giảm đi 50%. Tính mđq của dung dịch trên nếu sử dụng các cuvet có chiều dày 2,00 cm; 3,00 cm; 4,00 cm. Từ đó hãy cho biết ý nghĩa của định luật Bughe - Lambe
Câu 4: Cường độ của dòng sáng sau khi đi qua dung dịch Z có chiều dày 1,00 cm giảm đi 10%. Nếu cũng với dung dịch trên nhưng dùng cuvet 10,00 cm thì cường độ dòng sáng sẽ giảm đi bao nhiêu %?
Câu 5: Dung dịch X chứa đicromat (C1 M) và pemanganat (C2 M) ở pH = 0 trong môi trường axit axit sunfuric. Mđq của dung dịch X ở 440nm và 545nm lần lượt là 0,835 và 0,653.
Trong cùng điều kiện như trên, mđq của dung dịch đicromat 8,33.E-4 (M) ở 440nm và 545nm lần lượt là 0,308 và 0,009. Còn mđq dung dịch pemanganat 3,77.E-4 (M) ở 440nm và 545nm lần lượt là 0,035 và 0,886.
Hãy tính nồng độ mỗi chất trong X, biết tất cả các phép đo được thực hiện trong cuvet có bề dày 1,00 cm.
Câu 6: Trong một công trình người ta thông báo về phép xác định đồng thời Co^2+ và Ni^2+ dựa trên sự hấp thụ các phức quinolinat tương ứng.

[You must be registered and logged in to see this image.]

Câu 7 Cho hệ số hấp thụ phân tử của phức Co^2+ và Ni^2+ với 2,3 - quinocxalindithiol ở các bước sóng hấp thụ cực đại tương ứng trong bảng sau:

[You must be registered and logged in to see this image.]

Người ta hoà tan 0,425g đất và sau đó pha loãng đến 50,00 mL. Lấy 25,00 mL dung dịch, tiến hành loại trừ các chất cản trở. Sau đó thê 2,3-quinocxalindithiol rồi định mức đến 50,00 mL. Mđq của dung dịch thu được ở 510nm là 0,892 và ở 656nm là 0,652. Hãy tính hàm lượng % của coban và niken trong đất, biết các phép đo được thực hiện trong cuvet có bề dày 2cm.
Về Đầu Trang Go down
minhthao6888

minhthao6888


Tổng số bài gửi : 46
Join date : 07/09/2011
Age : 35
Đến từ : Dong Thap

[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Bàn về Câu 1.   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyMon Sep 09, 2013 7:08 pm

Câu 1: Tính chiều dày của lớp dung dịch để giảm cường độ dòng sáng xuống 10 lần, biết rằng hệ số tỉ lệ trong định luật Bughe - Lambe là K = 0,0475.
A=lg I0/I = Kl
1= lg 10 = Kl
l = 1/K = 1/ 0.0475 (Đ or S) các mem. có gì bàn ko vậy?
Về Đầu Trang Go down
http://www.minhthao6888.wordpress.com
Hồ Sỹ Phúc
Admin
Hồ Sỹ Phúc


Tổng số bài gửi : 250
Join date : 07/09/2011
Age : 45

[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyMon Sep 09, 2013 8:15 pm

Vì một số bạn còn chưa hiểu rõ về bài tập đã giải ở lớp, nên thầy sẽ trình bày lại để các em hiểu thêm nhé!
Bài giải chi tiết BT1/159:

[You must be registered and logged in to see this image.]

Trước hết, ta thấy đây là bài toán định lượng mẫu phân tích theo phương pháp thêm chuẩn.
- Gọi Co(x) là nồng độ Co2+ trong mẫu đã pha loãng.
Gọi C(x) là nồng độ Co2+ trong mẫu đem đo quang. Ta có:
---------- C(x) = 25.Co(x)/(25 + 20 + 5) = Co(x)/2
- Ta có nồng độ Co2+ trong dung dịch chuẩn ban đầu là: Co(a) = 3 mg/L
Gọi C(a) là nồng độ dung dịch chuẩn trong mẫu đem đo quang, ta có:
---------- C(a) = 5.Co(x)/(25 + 5 + 20) = Co(a)/10 = 0,3 mg/L
Theo định luật cộng tính ta có:
---------- Ax = eps.L.C(x)
---------- Aa = eps.L.[C(x) + C(a)]
---------- => C(x) = C(a).Ax/(Aa - Ax)
Thay số ta có: C(x) = 1,066 mg/L => Co(x) = 2.C(x) = 2,132 mg/L
Vậy khối lượng Coban có trong mẫu ban đầu là:
---------- m = 2,132 (mg/L) . 0,5 (L) = 1,066 mg = 1,066.E-3 gam
=> Hàm lượng coban có trong mẫu ban đầu là:
---------- %Co = (1,066.E-3/4,97).100% = 0,0214%
Về Đầu Trang Go down
baby_bebi29




Tổng số bài gửi : 33
Join date : 12/09/2012

[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyMon Sep 09, 2013 9:44 pm

Bài 2/159
- Gọi Co(x) là nồng độ Fe3+ trong mẫu đã pha loãng.
Gọi C(x) là nồng độ Fe3+ trong mẫu đem đo quang. Ta có:
--------C(x) = 10.Co(x)/(10 + 25 + 15) = Co(x)/5
Ta có nồng độ Fe3+ trong dung dịch chuẩn ban đầu là: Co(a) = 1 mg/L
Gọi C(a) là nồng độ dung dịch chuẩn trong mẫu đem đo quang, ta có:
---------- C(a) = 15.Co(x)/(10 + 15 + 25) = 3Co(a)/10 = 0,3 mg/L
Ta có: C(x) = C(a).Ax/(Aa - Ax) = 0,3.0,492/(0,571 - 0,492) = 1,868 mg/L
=> Co(x) = 5.C(x) = 9,342 mg/L
Vậy tổng khối lượng sắt có trong mẫu ban đầu là:
----m = 9,342 mg = 9,342.E-3 g
=> Hàm lượng TB của sắt trong mẫu: (9,342.E-3/6,08).100% = 0,154%


@Thầy Linh: Đề bài yêu cầu tính hàm lượng, chứ không phải khối lượng như trong sách nhé các bạn Smile
Về Đầu Trang Go down
shinichi




Tổng số bài gửi : 23
Join date : 15/09/2012

[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyTue Sep 10, 2013 3:25 pm

Câu 3:
T=I/Io=50%
A=2-lgT%=2-lg50=0,301
Ta có A= k.L => k=A/L=0,301/1=0,301 cm^-1
+ L1=2cm, ta có A1 = k.2=0,602
+ L2=3cm, ta có A2 = 0,903
+ L3=4cm, ta có A3 = 1,204

Câu 5:
Ở 440nm: eps (Cr2O7^2-) = A/(L*C)=0,308/(1*8,33E-4) = 369,75 l/(mol.cm)
----------eps (MnO4^-) = 0,035/(1*3,77E-4) = 92,838              l/(mol.cm)
Ở 545nm: eps(Cr2O7^2-) = 0,009/(1*833E-4) = 10,804              l/(mol.cm)
----------eps (MnO4^-) = 0,886/(1*3,77E-4) = 2350,133           l/(mol.cm)
Trong X, theo định luật cộng tính,ta có:
A(X) = A(Cr2O7^2-) + A(MnO4^-)
Vậy ta có hệ phương trình sau:
Ở 440nm: 0,835 = 369,75*C1 + 92,838*C2       (1)
Ở 545nm: 0,653 = 10,804*C1 + 2350,133*C2     (2)
Kết hợp (1) và (2) ta giải được
C1 = 2,19.E-3 mol/l
C2 = 2,68.E-4 mol/l

Câu 7:
Theo định luật cộng tính,ta có:
A = A(Co^2+) + A(Ni^2+)
Ở 510nm: 0,892=36400*2*C(Co^2+) + 5520*2*C(Ni^2+)
Ở 656nm: 0,652=1240*2*C(Co^2+) + 17500*2*C(Ni^2+)

Giải hệ (1,2) ta giải được:
C(Co^2+) = 9,5.E-6 mol/l => Co(Co2+) = 1,9.E-5 M
C(Ni^2+) = 1,8.E-5 mol/l => Co(Ni2+) = 3,6.E-5 M

Vậy m(Co^2+) = 1,9.E-5*0,05*59 = 5,6.E-5 g => %Co = 0,013%
--- m(Ni^2+) = 3,6.E-5*0,05*59 = 1,06.E-4 g => %Ni = 0,025%
Về Đầu Trang Go down
baby_bebi29




Tổng số bài gửi : 33
Join date : 12/09/2012

[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyTue Sep 10, 2013 10:31 pm

Câu 6:
Gọi C(Co2+) = C1; C(Ni2+) = C2
Theo định luật cộng tính,ta có:
A = A(Co^2+) + A(Ni^2+)
Mà A(Co^2+) = eps(Co2+-L) * l * C1
---A(Ni^2+) = eps(Ni2+-L) * l * C2

- Dung dịch 1: Xét ở 365nm, ta có: 3529.1.C1 + 3228.1.C2 = 0,724 (1)
---------Xét ở 700nm, ta có: 428,9.1.C1 = 0,071 (2)
Tử (1), (2), suy ra: C1 = 1,655.E-4(M); C2 = 4,331.E-5(M)

- Dung dịch 2: ta có: 3529.1.C1 + 3228.1.C2 = 0,614 (1)
------------------------ 428,9.1.C1 = 0,0744 (2)
Tử (1), (2), suy ra: C1 = 1,735.E-4(M); C2= 5,684.E-7(M)

- Dung dịch 3: ta có:  3529.1.C1 + 3228.1.C2 = 0,693 (1)
------------------------ 428,9.1.C1 = 0,046 (2)
Tử (1), (2), suy ra: C1 = 1,0725.E-4(M); C2= 9,743.E-7(M)
Về Đầu Trang Go down
shinichi




Tổng số bài gửi : 23
Join date : 15/09/2012

[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ EmptyMon Sep 16, 2013 11:21 pm

Câu 1: Tính độ lệch tương đối Δ% khi pha loãng 1ml dung dịch phức màu MR 0,2M với 99ml dung dịch thuốc thử R 0,01M. Cho lgβFeR = 25.
Câu 2: Hằng số phân ly axit của chỉ thị HIn là Ka = 4,80.10^-6. Mật độ quang của các dung dịch HIn 1,00.10^-4M ở các pH và bước sóng khác nhau thu được như sau:
Dung dịch                                      Mật độ quang
-------------------------------------Ở 450 nm------------------------595 nm
Dung dịch có pH = 1,0-------------------0,823 ------------------------0,040
Dung dịch có pH = 13,0------------------0,095-------------------------0,451
Dung dịch X-------------------------------AX--------------------------0,212
a) Xác định pH của dung dịch X.
b) Tính giá trị mật độ quang AX ở 450nm
Câu 3: Cho dung dịch X (chứa Fe2+) có thể tích V ml. Để xác định Fe(II) bằng o-phenantrolin người ta chuẩn bị các dung dịch như sau:
Dung dịch-------Vmẫu(ml)------------Fe(II)chuẩn(mg)--------Vphen(ml)----------Thêm nước đến 50 ml
1-------------------0----------------------1---------------------a
2-------------------0---------------------1,15-------------------a
3-------------------V/5---------------------0--------------------a
Đo mật độ quang của dung dịch 3 và dung dịch 2 so với dung dịch 1 ở cùng λ, l như nhau, thu được giá trị mật độ quang lần lượt là có Δ3,1 = 0,80; Δ2,1 = 0,75.
Tính khối lượng Fe(II) có trong mẫu X.
Câu 4: a) Ion Fe2+ cản trở xác định Co2+ bằng thuốc thử dimetylglioxim bằng phương pháp trắc quang. Hãy cho biết cách loại trừ cản trở đó
b) Chuẩn độ trắc quang: Chuẩn độ ion M bằng thuốc thử R theo phản ứng: M + R  Z
Hãy vẽ đường cong chuẩn độ A = f(VR) nếu chỉ có Z hấp thụ ánh sáng.
Bài giải
Câu 1:
Pha loãng với dd thuốc thử dư p lần
ở đây cho 1ml phức màu, 99ml dd thuốc thử.
vậy n=100, p=0,01.99/(1.0,2), C=0,2, K(kb)=10^-25
Áp dụng công thức
Delta=(n-1)K(kb)/(p.C)
thay số vào ta được delta=2.10^-22

Câu 2:
a) ở 595nm
*pH=1
[In]=C.Ka/(Ka + h)=10^-4.4,8.10^-6/(4,8.10^-6+10^-1)=4,8.10^-9
[HIn]=C.h/(Ka + h)=10^-4

Vậy: 0,04=eps1(In).4,8.10^-9+ eps1(HIn).10^-4          (1)

*pH=13
[In]=C.Ka/(Ka + h)=10^-4.4,8.10^-6/(4,8.10^-6+10^-13)=10^-4
[HIn]=C.h/(Ka + h)=2,08.10^-12

Vậy: 0,451=eps1(In).10^-4+ eps1(HIn).2,08.10^-12      (2)
Gỉai (1) và (2) ta được:
eps1(In)=4510
eps1(HIn)=399,78
Gọi h là nồng độ [H+] trong dd X
[In]= C.Ka/(Ka + h)=10^-4.4,8.10^-6/(4,8.10^-6 + h)
[HIn]= C.h/(Ka + h)=10^-4.h/(4,8.10^-6 + h)
Vậy 0,212=eps1(In).[In]+ eps1(HIn).[HIn]
thay các giá trị ta tính được h= 6,67.10^-6
=>pH=5,18

b) ở 450nm:
*pH=1
Vậy: 0,823=eps2(In).4,8.10^-9+ eps2(HIn).10^-4        (3)

*pH=13
Vậy: 0,095=eps2(In).10^-4+ eps2(HIn).2,08.10^-12      (4)

Gỉai (3) và (4) ta được:
eps2(In)=950
eps2(HIn)=8229,95
A=eps2(In).[In] + eps2(HIn).[HIn]
[In]= C.Ka/(Ka + h)=10^-4.4,8.10^-6/(4,8.10^-6 +h)=4,18.10^-5
[HIn]= C.h/(Ka + h)=10^-4.h/(4,8.10^-6 + h)=5,82.10^-5
thay các giá trị vào ta tính được A=0,525

Câu 3:
Đây là bài toán vi sai nồng độ lớn (có sẵn công thức nên áp dụng)
Cx nồng độ Fe phân tích (mg/ml)
Co nồng độ Fe ban đầu
delta A=0,75
delta Ax=0,8
C1=1/50
C2=1,15/50
thay vào công thức:
Cx=delta Ax.(C2-C1)/delta A    +      C1
--=0,0232
Cx= (Co.V/5)/50
=>Co=5,8V
Vậy m Fe= 5,8mg
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ   [Thảo luận] Hóa phân tích công cụ Empty

Về Đầu Trang Go down
 
[Thảo luận] Hóa phân tích công cụ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» [Thảo luận] Hóa phân tích định lượng
» [Thảo luận] Bài tập Hóa phân tích định tính
» Tuyển tập Luận văn Hóa học phân tích
» Thảo luận hóa vô cơ
» Tuyển tập ebooks Hóa Phân tích

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Hóa học - Đại học Đồng Tháp :: CÁC CHUYÊN NGÀNH :: HÓA PHÂN TÍCH-
Chuyển đến